Những điều cần biết khi du học Thụy Sỹ và Kinh nghiệm xin Visa Thụy Sỹ

du học thụy sỹ

Thụy Sỹ là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu, giáp với Pháp, Đức, Ý và Áo. Địa hình phía nam Thụy Sỹ chủ yếu là đồi núi, với đỉnh Alps là dãy núi cao nhất, được bao quanh bởi nhiều sông lớn. Khu vực đông dân cư phía Bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm; bao gồm các dạng địa hình đồi, rừng và đồng cỏ. Dù diện tích không lớn, nhưng địa hình đa dạng giúp Thụy Sỹ trở thành “cái nôi” du lịch của Châu Âu, thu hút hàng ngàn khách du lịch thế giới. Đến với đất nước xinh đẹp này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm trượt tuyết trên các ngọn núi hùng vĩ trắng xóa tuyết phủ, ngồi ngắm nhìn mặt hồ Geneva, Constance hay Maggiore rộng lớn, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, chiêm ngưỡng những công trình cổ trong các thành phố xinh đẹp.

Bên cạnh đó, khí hậu Thụy Sỹ rất ôn hòa, dễ chịu. Mùa hè có xu hướng ẩm với những cơn mưa rào và mùa đông lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 20°C – 28°C. Ngược lại, mùa đông Thụy Sỹ nhiều mây với những đợt tuyết phủ, nhiệt độ trung bình khoảng 5°C – 10°C nhưng lại không hề buốt giá. Thời tiết thuận lợi như vậy đã trở thành môi trường tốt cho cây cỏ, thiên nhiên phát triển; đồng thời cũng giúp cho các bạn sinh viên yên tâm trong suốt quá trình học tập.

Thủ tục xin visa du học Thụy Sĩ

Bước 1: Sinh viên hoàn tất thủ tục nhập học và ghi danh với trường mà mình đăng kí theo học. Sinh viên phải nộp phí ghi danh theo qui định của mỗi trường khác nhau. Chú ý là phí ghi danh này sẽ không hoàn lại trong mọi trường hợp.

Bước 2: Sau khi nhà trường nhận được hồ sơ của sinh viên, và nếu hồ sơ được chấp nhận thì nhà trường sẽ gửi cho sinh viên đó “Giấy chấp nhận tạm thời” và yêu cầu sinh viên đó đóng phí đặt cọc giữ chỗ (phí này tuỳ theo qui định của mỗi trưòng và sẽ được khấu trừ khi sinh viên đóng nốt số tiền học phí còn lại). Phí đặt cọc này sẽ được hoàn trả lại 100% trong khoảng 1 tháng nếu sinh viên đó bị từ chối cấp Visa, hoặc các lí do khách quan như bệnh tật, đau ốm….

Bước 3: Khi nhà trường bên Thuỵ Sỹ nhận được số tiền đặt cọc, nhà trường sẽ tiến hành thủ tục xin Visa cho sinh viên tại tiểu bang mà trường trực thuộc. Đồng thời, học sinh cũng sẽ có trách nhiệm mang “Giấy chấp nhận tạm thời’ do nhà trường cấp đến Đại sứ Quán hoặc Lãnh sự quán của Thuỵ Sỹ tại Việt Nam, điền vào ba (3) mẫu đơn xin cấp Visa, cùng với những giấy tờ khác theo yêu cầu, lệ phí Visa (khoảng $64). Sau đó, sinh viên sẽ được hẹn ngày phỏng vấn (thông thường buổi phỏng vấn sẽ diễn ra tại Hà Nội).

Bước 4: Khi sinh viên kết thúc buổi phỏng vấn, hồ sơ của sinh viên sẽ được chuyển toàn bộ tới Thủ đô Bern, Thuỵ Sỹ. Theo qui định của luật pháp Thuỵ Sỹ, chính quyền mỗi tiểu bang sẽ có thẩm quyền quyết định cấp Visa hay không, nên hồ sơ của sinh viên đó sẽ được đưa về tiểu bang mà nhà trường của sinh viên trực thuộc.

Bước 5: Trong trường hợp hồ sơ của sinh viên được chấp nhận Visa, tiểu bang đó sẽ gửi đến nhà trường mà sinh viên ghi danh học một “Giấy xác nhận chính thức” trong đó có nêu rõ việc chấp nhận cấp Visa cho sinh viên này, và nêu rõ ngày sinh viên được phép vào Thụy Sỹ.

 Bước 6: Nhà trường sẽ thông báo ngay với sinh viên về tình trạng Visa của sinh viên để sinh viên đóng nốt học phí còn lại theo năm, theo kì …theo qui định của trường.

Bước 7: Sinh viên liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự Quán để mang nộp Hộ chiếu chính thức, hoá đơn đóng phí học để lấy Visa.

Bước 8: Thông thường, với các sinh viên nộp hộ chiếu tại Hà Nội sẽ mất 5 ngày để nhận Visa, tại thành phố Hồ Chí Minh là 10 ngày. Tùy một số trường hợp mà thời gian chờ đợi có thể lâu hơn

Bước 9: Sinh viên đặt vé máy bay khi có Visa

Bước 10: Sinh viên đóng toàn bộ học phí khi có Visa. Quy trình xin Visa du học Thụy Sỹ có những điểm khác biệt so với các nước khác, tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được mục đích du học chính đáng thì việc xin Visa khá là dễ dàng.

Giáo dục – Đào tạo

Chính phủ Thụy Sỹ dành rất nhiều nguồn lực cho giáo dục và coi đó là một trong những quốc sách hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, của con người. Chính bởi vậy mà sinh viên tới Thụy Sỹ sẽ được học tập trong môi trường tiên tiến, hiện đại và chất lượng giáo dục uy tín.

Chuyên ngành đào tạo thế mạnh tại Thụy Sỹ là Quản trị Kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng và đặc biệt là Quản trị Du lịch – Khách sạn. Lí do Thụy Sỹ được coi là quốc gia đào tạo khối ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn tốt nhất thế giới là bởi những lí do sau:

  1. Thụy Sỹ là “cái nôi” của du lịch tại Châu Âu, thú hút số lượng lớn khách du lịch và tạo cho sinh viên môi trường thực hành tuyệt vời.
  2. Chương trình đào tạo đi từ những kĩ năng nhỏ như dọn phòng, phụ bếp, pha chế rượu,…rồi mới dạy tới kĩ năng quản lý – giúp sinh viên nắm rõ từng vấn đề, từng khía cạnh khi quản trị một nhà hàng, khách sạn,..
  3. Các trường đào tạo đều được xây dựng với các phòng thực hành theo tiêu chuẩn khách sạn/khu nghỉ dưỡng 4 sao trở lên.
  4. Cho phép sinh viên đi thực tập 6 tháng mỗi năm học; giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiết kiệm chi phí học tập.

Hiện tại, hệ thống trường đào tạo tại Thụy Sỹ cũng có các trường Công lập quy mô lớn, đào tạo tổng hợp nhiều ngành nghề và các trường tư thục với quy mô nhỏ hơn, đào tạo tập trung một số ngành nhất định. Tuy nhiên, toàn bộ các trường tại Thụy Sỹ đều được quản lý sát sao, đảm bảo chất lượng giáo dục cho sinh viên.

Học phí và chi phí sinh hoạt:

Chương trình

Tổng chi phí / 1 năm

Ghi chú

Chương trình Cao đẳng/Cao đẳng nâng cao

28.000 CHF/1 năm

Bao gồm học phí và ăn ở

Chương trình cử nhân/Sau đại học

28.000 CHF/1 năm

Bao gồm học phí và ăn ở

Chương trình thực tập có trả lương

2000 – 2.450 CHF/tháng

Tổng thu nhập (chưa trừ chi phí


Chi phí sinh hoạt:

Khoản phí

Chi phí/ tháng

Nhà ở

400 – 800 CHF

Ăn uống

300 – 400 CHF

Đi lại

50 – 100 CHF

Giải trí

100 – 250 CHF

Bảo hiểm du học Thụy Sỹ

Mua Bảo hiểm du học là thủ tục bắt buộc để xin được Visa. Bạn nên tham khảo gói bảo hiểm du học của Bảo Việt, là đơn vị uy tín hàng đầu về Bảo hiểm tại Việt Nam.

Quyền lợi tai nạn cá nhân/chi phí y tế

  • Bồi thường đến 6 tỷ đồng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn trên phương tiện giao thông công cộng hoặc xe riêng
  • Chi trả đến 3 tỷ đồng cho chi phí y tế tại nước ngoài và chi phí y tế tiếp theo phát sinh trong vòng 1 tháng kể từ khi trở về Việt Nam
  • Trợ cấp 1 triệu đồng/ngày, tối đa 40 triệu đồng, khi người được bảo hiểm nằm viện

Quyền lợi huỷ/rút ngắn chuyến đi

  • Chi trả đến 150 triệu đồng cho những khoản người được bảo hiểm đặt cọc hoặc thanh toán cho chuyến đi nhưng không được hoàn lại sau khi huỷ bỏ chuyến đi
  • Bồi thường đến 150 triệu đồng cho các chi phí không được hoàn lại phát sinh từ việc chuyến đi bị buộc phải rút ngắn do thành viên gia đình chết hoặc bị thương tật/ốm đau nghiêm trọng hoặc do nổi loạn/bạo loạn dân sự

Hỗ trợ sự cố đi lại

  • Chi trả đến 2 triệu đồng cho mỗi 8 tiếng mà hãng vận tải công cộng xuất phát chậm. Mức thanh toán tối đa cho mục này là 20 triệu đồng
  • Chi trả đến 4 triệu đồng cho chi phí mua gấp các vật dụng cần thiết nếu hành lý bị đến chậm ít nhất 8 tiếng
  • Thanh toán đến 60 triệu đồng cho phí xin cấp lại hộ chiếu và chi phí ăn ở, đi lại phát sinh trong quá trình làm hộ chiếu mới
  • Bồi thường đến 50 triệu đồng trong trường hợp hành lý, tư trang bị mất hoặc hư hỏng trong chuyến đi

Đặc biệt, Bảo hiểm Du học Bảo Việt giữ nguyên các quyền lợi của khách hàng trong trường hợp khủng bố. Bên cạnh đó, chương trình này có bảo hiểm thẻ tín dụng cho khách hàng (hoàn trả các khoản giao dịch trái phép phát sinh khi thẻ bị thất lạc, mất cắp) với hạn mức bồi thường là 10 triệu đồng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút







Liên hệ tư vấn