Bảo hiểm du lịch Hy Lạp và những lưu ý khi du lịch Hy Lạp

Nếu bạn đang nghĩ tới một chuyến du lịch nước ngoài, Hy Lạp có thể là sự lựa chọn sáng suốt cho một hành trình khám phá những huyền thoại và truyền thuyết đầy thú vị hay chỉ đơn giản là tự thưởng cho mình một tuần nghỉ ngơi trên bãi biển.

Dù chọn cho mình hình thức du lịch nào đi chăng nữa bạn cũng sẽ cảm thấy thích thú và hạnh phúc khi đặt chân đến Hy Lạp, một xứ sở hấp dẫn, ngập tràn ánh sáng mặt trời. Đây cũng là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Hy lạp có tên trong danh sách 20 điểm đến đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, để đến đất nước này thì đầu tiên bạn phải hoàn tất thủ tục xin visa. Cũng như nhiều nước châu Âu khác, bạn phải nộp đầy đủ giấy tờ và phỏng vấn (nếu có) thành công thì mới được cấp visa.

VISA DU LỊCH HY LẠP

  1. Hộ chiếu (bản gốc, có chữ ký), còn hiệu lực trên 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh
  2. 2 tấm ảnh 3.5×4.5cm (nền trắng, lấy chính diện từ phần đầu đến vai, chụp không quá 6 tháng)
  3. Chứng minh nhân dân photo, Sơ yếu lí lịch bản gốc (có xác nhận của địa phương)
  4. Sổ hộ khẩu (photo, công chứng)
  5. Chứng minh việc làm:

+ Chủ doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có)

+ Nhân viên: Hợp đồng lao động, bảng kê lương 3 tháng gần nhất (nếu có), đơn xin nghỉ phép đi du lịch (có xác nhận, đóng mộc của công ty)

+ Sinh viên: Giấy xác nhận là sinh viên của trường hoặc thẻ sinh viên photo

+ Người hưu trí: Chứng từ xác nhận hưu trí, tiền lương hưu

  1. Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm hoặc sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất; Giấy tờ sở hữu nhà đất, xe cộ (nếu có)
  2. Lịch trình chi tiết chuyến
  3. Booking vé máy bay, khách sạn (công ty hỗ trợ)
  4. Bảo hiểm du lịch với mức chi bồi thường lớn hơn 30.000 Euro, phù hợp với thời gian của chuyến đi.
  5. Cơ quan lãnh sự Hy Lạp sẽ không chấp nhận cấp visa cho công dân Việt Nam du lịch tự túc, do đó bạn cần cung cấp những giấy tờ từ người bảo lãnh như:

+ Thư mời (trong đó nêu rõ thông tin người bảo lãnh và người được bảo lãnh, lịch trình chi tiết của chuyến đi,…)

+ Hộ chiếu scan

+ Giấy tờ xác nhận công việc, tài chính

+ Thẻ cư trú hoặc giấy thường trú có xác nhận của chính quyền địa phương

VISA CÔNG TÁC HY LẠP

  1. Tờ khai xin visa
  2. Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 03 tháng, 02 trang trắng
  3. 01 ảnh hộ chiếu 3,5*4,5
  4. Chứng minh tài chính: số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, bất động sản, số tiền đủ chi trả trong suốt chuyến đi
  5. Lịch trình chi tiết chuyến đi
  6. Thông tin đặt chỗ máy bay, khách sạn, bảo hiểm
  7. Chứng minh mục đích chuyến đi:

+ Trường hợp là chủ của 1 công ty: thông tin về phương tiện tài chính (báo cáo tài khoản ngân hàng về thu nhập hoặc doanh thu trong ba tháng gần đây, giấy đăng kí kinh doanh, báo cáo nộp thuế,…

+ Trường hợp là 1 nhân viên: ba báo cáo lương gần nhất, hợp đồng lao động, xác nhận vị trí của người xin cấp thị thực, thông báo lương và các chi phí phải trả cho chuyến đi nếu người bảo hộ không đài thọ các chi phí đó

  1. Thư xác nhận của công ty thông tin về mục đích và thời gian chuyến đi và bảo lãnh đài thọ cho toàn bộ các chi phí có thể phát sinh trong suốt thời gian lưu trú tại Hy Lạp.
  2. Bản gốc thư mời của công ty Hy Lạp đã kí trong đó có nêu rõ mục đích/các cuộc họp/hội thảo hoặc sự kiện có liên quan đến thương mại, công nghiệp hoặc công tác cũng đề cập đến thời gian chuyến đi, nơi người xin cấp thị thực sẽ lưu trú tại Hy Lạp và nên rõ bên nào sẽ phải chịu chi phí của chuyến đi đó.
  3. Vé tham dự hội chợ hoặc đại hội (nếu có)

* Nộp hồ sơ và đóng lệ phí xin visa Hy Lạp ở đâu?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ toàn bộ hồ sơ như trên, bạn cần gọi điện trước cho ĐSQ để đặt lịch hẹn. Bạn vào website ĐSQ của nước mà muốn nộp visa để tìm số điện thoại, sau đó yêu cầu đặt lịch hẹn với nhân viên tư vấn. Bạn nào cần visa gấp thì nên lưu ý vì số lượng lịch hẹn khá đông, nên thường họ sẽ hẹn mình lên nộp hồ sơ phải sau 3-4 ngày mình gọi đặt lịch với họ.

Địa chỉ nộp hồ sơ: Vì Hy Lạp không có Lãnh sứ quán ở TP.HCM nên các bạn có nhu cầu xin visa Hy Lạp thì có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Đại sứ quán.

Đại sứ quán Hi Lạp tại Việt Nam:

Địa chỉ: 27-29 Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84- 04-37152254/37152263

Fax: 84-04-37152253

Email: gremb.han@mfa.gr

Lệ phí xin visa đi Hy Lạp ngắn hạn: Lệ phí chính thức sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ. Nhưng nếu nộp bằng VNĐ thì nhớ mang nhiều tiền lẻ để nộp cho đủ chứ họ không có nhận tiền chẵn và thối lại đâu nhé.

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Hy Lạp ngắn hạn là từ 07 – 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời. Đồng thời trong trong thời gian này bạn cũng có thể kiểm tra tiến trình, tình trạng và kết quả hồ sơ của mình bằng cách truy cập vào trang web mà bạn đã đăng ký lịch hẹn lúc đầu. Đăng nhập bằng tài khoản đã tạo và theo dõi tình trạng nhé.

Sau khi có kết quả hồ sơ visa Hy Lạp của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.

* Lưu ý gì khi xin visa Hy Lạp?

– Bạn phải chuẩn bị kỹ càng các loại giấy tờ trên bởi khi nộp cho cơ quan lãnh sự thì không được phép bổ sung, trừ trường hợp được yêu cầu.

– Tất cả thông tin trong giấy tờ phải đảm bảo chính xác, trung thực và đầy đủ. Bất kỳ một thông sai lệch nào nếu bị viên chức lãnh sự phát hiện cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả xin visa, thậm chí bạn sẽ vĩnh viễn không được cấp visa đi nước này.

– Ngoài các giấy tờ bằng tiếng Việt thì bạn phải nộp kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh, được trình bày tương tự bản gốc.

– Những lý do rớt visa thường gặp

+ Người xin thị thực nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.

+ Người xin thị thực không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.

+ Người xin thị thực không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.

+ Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.

+ Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực.

+ Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.

+ Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.

+ Thông tin liên quan đến mục đích và điều kiện lưu trú dự kiến do người xin thị thực cung cấp không đáng tin cậy (Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không)

– PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

*Từ Việt Nam – Hy Lạp

Từ Việt Nam – Hy Lạp được khai thác bởi các hãng hàng không: Qatar Airways, Etihad Airways’Turkish Airlines, Alitalia Linee Aeree, China Southern Airlines, Emirates, Italiane, Thai Airways, Vietnam Airlines… với giá vé tham khảo như sau:

Những bãi biển đẹp ở Hy Lạp

  • HCM – Athens : Được khai thác bởi các hãng: Qatar Airways có giá vé tham khảo là 495 USD; Vietnam Airlines là 490 USD; China Southern Airlines là 500 USD.
  • Hà Nội – Athens: Qatar Airways là: 507 USD; Vietnam Airlines là 680 USD và China Southern Airlines là 500 USD…

*Phương tiện di chuyển ở Hy Lạp

Xe điện ngầm

Ở Hy Lạp cứ 4 phút lại có một chuyến tàu điện ngầm chạy qua. Xe hoạt động từ 5:30 sáng cho đến 24:00 giờ đêm.

Xe bus

Xe bus ở Hy Lạp khá phổ biến, có nhiều tuyến xe. Đặc biệt ở đây xe bus và taxi luôn chờ sẵn ở sân bay để chở bạn đến các điểm trong trung tâm thủ đô Athens.

Ngoài ra xe điện cũng là phương tiện khá an toàn và tiện lợi nếu muốn di chuyển các điểm du lịch trong thành phố.

Taxi

Taxi ở Hy Lạp khá rẻ và rất tiện lợi, có nhiều xe chạy trên các đường phố của Anthens.

*LƯU TRÚ TẠI HY LẠP

Dịch vụ khách sạn ở Hy Lạp khá đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào túi tiền mà bạn có thể lựa chọn những khách sạn phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

 1. Khách sạn cao cấp

  • Electra Palace Hotel Athens – địa chỉ: 18-20 N.Nikodimou street, Plaka, Athens.
  • New Hotel – địa chỉ: 16, Fillelinon str, Plaka, Athens.

2. Khách sạn bình dân

  • Coco-Mat Nafsika – địa chỉ: 6 Pellis Street, Kifisia, Hy Lạp. Giá phòng khoảng: 2.293.000 đồngđêm.
  • Acropolis Ami Boutique Hotel – địa chỉ: Iras 10, Athens, Hy Lạp. Giá phòng khoảng: 1.569.000 đồng/đêm.

3. Khách sạn giá rẻ

  • Aristoteles Hotel – địa chỉ: 15 Acharnon, Athens, Hy Lạp. Giá phòng khoảng: 628.000 đồng/đêm.
  • Claridge, Athens – địa chỉ: 4 Dorou, Athens, Hy Lạp. Giá phòng khoảng: 531.000 đồng/đêm.

– NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở HY LẠP

1. Santorini 

      
Đảo Santorini

Santorini thuộc quần đảo Cylades, nằm trên bờ biển Aegean, Hy Lạp. Nơi đây nổi tiếng với những vách đá dựng đứng, nằm sừng sững dọc theo bờ biển. Đặc biệt biển ở đây có những bãi cát đen đặc trưng của khu vực núi lửa tạo nên một bức tranh huyền diệu. Trên đảo có làng Fira, nằm ở độ cao 400m, đến đây bạn sẽ được khám phá cuộc sống của người dân trên đảo, ngắm hoàng hôn và thưởng thức nhiều món ẩm thực độc đáo của người dân bản địa. 

2. Đền Parthenon

 Đền Parthenon
Đền Parthenon

Đền Parthenon tọa lạc trên đỉnh thành phố cổ Acropolis của Hy Lạp. Đền được xây dựng năm 477 Trước Công Nguyên và hoàn thành vào năm 432 Trước Công Nguyên. Đền được bao quanh bởi các hành lang cột có kích thước lớn, trong đó hai mặt chính gồm 8 cột, 17 cột hai bên đền được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Pentelic sáng màu. Đặc biệt mái và trần được chạm khắc từ gỗ cypress tỏa mùi thơm đặc biệt. Với kiến trúc độc đáo hàng năm nơi đây thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan. 

3. Mykonos 

Mykonos là hòn đảo nằm ở phía Đông Nam của Hy Lạp. Đảo nổi tiếng với những ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, tất cả các ngôi nhà đều được sơn màu trắng, cửa sổ màu xanh đậm màu nước biển. Ngoài ban công mỗi ngôi nhà là những giàn hoa đỏ thắm.

      
Đảo Mykonos

Đêm đến là thời điểm tuyệt nhất ở đảo Mykonos, cả thị trấn sáng bừng lấp lánh, lung linh huyền ảo trong ánh đèn điện. Không khí ở đây vô cùng mát mẻ và trong lành. Đến đây bạn không chỉ được nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon của người dân trên đảo. Mykonos là nơi lý tưởng dành cho các cặp đôi hẹn hò lãng mạn và hưởng tuần trăng mật. 

4. Meteora

Meteora là quần thể tu viện có diện tích rộng lớn, được xây dựng trên những núi đá sa thạch tự nhiên, thuộc Tây Bắc Thessaly, gần sông Pinios và núi Pindus của Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Metera có nghĩa là “lơ lửng giữa không trung”.

Để tham quan tu viện bạn phải đi bộ qua cầu thang được cải tạo từ các vách đá. Bạn có thể ghé thăm tu viện bất cứ lúc nào trong năm. 

5. Nhà hát Delphi 

Nhà hát Delphi được xem là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp cổ đại, nơi đặt đền thờ Apollo. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VIII Trước Công Nguyên. Toàn bộ kiến trúc Delphi gồm: đền thờ Apollo, kho bạc Athens, sân vận động và nhà hát. 

Nhà hát cổ Delphi được xây dựng trên ngọn đồi cao với mục đích giúp khán giả có thể nhìn thấy bao quát khán đài và cảnh quan xung quanh. Nhà hát được xây dựng vào thế kỷ thứ IV Trước Công Nguyên có sức chứa lên đến 5.000 khán giả.

Hiện nay khu bảo tồn này đang trong tình trạng bị phá hoại và hư hỏng nặng, các khối đá bị nứt bong ra từng mảng vì thế nhà hát không còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu. 

6. Bờ biển Myrtos

Bờ biển Myrtos nằm ở phía Tây Bắc của Kefalonia, Hy Lạp. Từ lâu nơi đây vốn nổi tiếng với nước biển trong xanh màu ngọc bích cùng những bãi cát trắng chạy dài dọc bờ biển nằm nép mình bên những vách đá cao. Myrtos liên tiếp 12 lần được bình chọn là bãi biển đẹp nhất đất nước Hy Lạp. 

7. Samaria

Samaria là hẻm núi dài nhất châu Âu, khoảng 16km, nằm ở phía Tây Nam đảo Crete. Hẻm núi có những rừng thông, rừng bách cổ đại, để tham quan và khám phá hẻm núi Samaria bạn phải mất từ 4-7 giờ đồng hồ. Đây sẽ là điểm du lịch lý thú dành cho những ai ưa mạo hiểm, thích khám phá thiên nhiên hoang dã và leo núi. 

– KHÁM PHÁ ẨM THỰC HY LẠP

1. Moussaka

Là món hầm nóng được làm từ cà tím xắt lát, thịt và các gia vị truyền thống khác, sau đó rưới lên trên một lớp nước sốt kem béchamel và đem nướng chín vàng. Đây là món ăn chính trong bữa ăn của người Hy Lạp. Ngoài cà tím ngày nay người dân Hy Lạp còn dùng khoai tây, bí xanh hoặc các loại rau củ khác để chế biến món ăn này. 

2. Baklava

Là tên gọi món bánh ngọt truyền thống, có từ thời xa xưa của người Hy Lạp. Bên ngoài bánh được phết một lớp flaky phyllo đặc trưng, nhân bánh được tẩm siro kết hợp cùng quả óc chó, quả hạnh nhân giúp món ăn tăng thêm hương vị ngọt bùi, đậm đà. Baklava được dùng làm món tráng miệng trong các bữa ăn của người Hy Lạp. 

3. Tzatziki

 Là món yogurt kem dưa leo. Sự pha trộn tinh tế giữa sữa kem và dưa leo tạo cho món ăn trở nên mát lạnh, sảng khoái lạ thường. Tzatziki thường được ăn kèm với thịt nướng và rau. Ngoài ra Tzatziki còn được dọn kèm với bánh mì pita hoặc được sử dụng như một loại gia vị để chế biến món thịt nướng. 

4. Horta vrasta

Là món hỗn hợp các loại rau luộc trộn lại với nhau gồm: rau bina luộc chín sau đó trộn với nước cốt chanh, dầu ôliu và một số gia vị truyền thống của người Hy Lạp. 

5. Fassolatha

Là món súp đậu, món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Hy Lạp. Người Hy Lạp thường thưởng thức súp đậu ít nhất là 1 tuần một lần. Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm: đậu trắng nấu với cà chua, cà rốt, dầu oliu, hành tây và một số gia vị khác. Món này ngon nhất là ăn nóng. 

6. Youvetsi

Là món thịt bò hoặc cừu hầm truyền thống của Hy Lạp. Thịt được nấu chín trong nước sốt cà chua đậm đà cùng với mì ống. Sau đó người ta rưới lên trên một lớp pho mát Kefalotyri bào. Người Hy Lạp hầm bằng cách đút lò nướng thay vì hầm theo kiểu truyền thống của châu Á. 

7. Keftethes 

Là món thịt viên nổi tiếng của Hy Lạp, được dùng để làm món khai vị. Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm thịt được xay nhuyễn cùng với hành, tỏi, lá quế, phô mai, sữa tươi và trứng. Sau đó thịt được viên lại rồi chiên trong chảo dầu nóng hoặc nướng tùy thích. 

8. Kourabiethes

Là món bánh quy được làm từ đường cát và hạnh nhân. Là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc của các gia đình ở Hy Lạp. Khi ăn bánh tan đều trong miệng để lại dư vị khó quên cho bạn. Ăn rồi lại muốn ăn thêm nữa. 

9. Spanakopita

 Món Spanakopita Hy Lạp
Spanakopita

Là món hỗn hợp giữa bánh mì pita, pizza, rau bina trộn cùng phô mai feta. Là món khai vị tuyệt vời được người dân Hy Lạp ưa thích.

10. Ô liu

Hy Lạp là quốc gia trồng rất nhiều lúa mì và dầu ô liu. Ô liu không chỉ được ép lấy dầu để làm nguyên liệu chế biến các món ăn truyền thống mà người ta còn ăn trực tiếp quả. Quả ô liu thường được dùng để làm gia vị cho cá món hầm, món salad và các món khai vị khác. 

11. Rượu vang Hy Lạp

Mặc dù rượu vang Pháp nổi danh thế giới nhưng Hy Lạp mới là nơi sản sinh ra những chai rượu vang đầu tiên trên thế giới, vào năm 4.000 Trước Công Nguyên. Ngành công nghiệp sản xuất rượu vang ở Hy Lạp rất phát triển dưới thời Homer và cho đến đế chế Ottoman ngành sản xuất rượu vang bắt đầu chững lại. 

Người Hy Lạp dùng rượu vang để làm gia vị với mục đích làm tăng thêm hương vị đậm đà cho các món ăn. Rượu vang Hy Lạp được bảo quản bằng gia vị để tăng thêm hương vị cho rượu. Lễ hội rượu vang được tổ chức thường niên hàng năm tại Hy Lạp nhằm tôn vinh vị thần Dionysus

– MUA SẮM TẠI HY LẠP

  • Ở Hy Lạp có rất nhiều cửa hàng bán mật ong với các thương hiệu độc quyền. Trong đó loại mật ong ngon nhất là orino và mùi vị ngon nhất là mật ong thymian.
  • Sản phẩm nổi tiếng của Hy Lạp là nữ trang vàng, bạc, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm. Bạn có thể dễ dàng mua được ở các khu chợ trời. Đặc biệt khu chợ trời ở Plaka mở cửa liên tục 7 ngày trong tuần.
  • Đến Hy Lạp bạn nên mua quả hồ trăn (bạch quả) – quả hồ trăn ở đây được trồng tự nhiên có nhiều dưỡng chất và ngon nhất thế giới.
  • Ngoài ra cần lưu ý bạn không nên mua quần áo ở Hy Lạp vì chúng có giá rất đắt.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút







Liên hệ tư vấn