Du học Đức đã trở thành truyền thống lâu đời trong mối quan hệ văn hóa – giáo dục song phương giữa Đức và Việt Nam. Ngay từ những năm 50 những thanh thiếu niên đầu tiên của Việt Nam đã sang học tập tại Đức (còn gọi là Moritzbuger). Tính tới thời điểm này, đã có khoảng 70.000 người Việt Nam đã tu nghiệp hoặc làm việc tại Đức, trong đó có 7.000 người đào tạo đại học, đã hình thành nên một cộng đồng người Việt đông đảo và chất lượng cao bên Đức.
Mục lục bài viết
Thủ tục xin visa du học Đức
Student applicant Visa:
-Một hộ chiếu với 2 ảnh
-Bản sao bằng tốt nghiệp có công chứng
-Học bạ, giấy tờ về học vấn
-Chứng nhận trình độ tiếng Đức hoặc khóa học 20 giờ/ 1 tuần tiếng Đức tại Đức.
-Chứng minh khả năng tài chính
Student Visa:
-Chứng nhận tốt nghiệp
-Chứng nhận về thông tin nơi ở và đăng kí với trung tâm giáo dục đại học tại Đức
Với các ứng viên học tiếng:
-Một hộ chiếu và 2 ảnh
-Đăng kí khóa học
-Bảo hiểm và chi phí sinh sống trong quá trình học
-Chứng minh tài chính
Với du học sinh nói chung:
-Chứng minh tài chính
-Kê khai người bảo lãnh
-Chứng minh khả năng chi trả sinh hoạt hàng tháng.
Nếu người bảo lãnh ở nước sở tại bạn nên có giấy chứng nhận bảo lãnh tài chính của người bảo lãnh trong thời gian cụ thể (thu nhập tối thiểu của người bảo lãnh là 4000$/ 1 tháng, thuế, tài khoản ngân hàng, nghề nghiệp, đăng kí kinh doanh thương mại). Nếu người bảo lãnh ở Đức bạn cũng cần có giấy chứng nhận bảo lãnh. Nếu bạn có học bổng du học bạn cần có thư xác nhận.
Bảo hiểm du học Đức
Mua bảo hiểm du học là thủ tục bắt buộc để xin Visa. Bạn nên tham khảo gói bảo hiểm du học của Bảo Việt, là đơn vị uy tín hàng đầu về Bảo hiểm tại Việt Nam.
Quyền lợi tai nạn cá nhân/chi phí y tế
- Bồi thường đến 6 tỷ đồng trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn trên phương tiện giao thông công cộng hoặc xe riêng
- Chi trả đến 3 tỷ đồng cho chi phí y tế tại nước ngoài và chi phí y tế tiếp theo phát sinh trong vòng 1 tháng kể từ khi trở về Việt Nam
- Trợ cấp 1 triệu đồng/ngày, tối đa 40 triệu đồng, khi người được bảo hiểm nằm viện
Quyền lợi huỷ/rút ngắn chuyến đi
- Chi trả đến 150 triệu đồng cho những khoản người được bảo hiểm đặt cọc hoặc thanh toán cho chuyến đi nhưng không được hoàn lại sau khi huỷ bỏ chuyến đi
- Bồi thường đến 150 triệu đồng cho các chi phí không được hoàn lại phát sinh từ việc chuyến đi bị buộc phải rút ngắn do thành viên gia đình chết hoặc bị thương tật/ốm đau nghiêm trọng hoặc do nổi loạn/bạo loạn dân sự
Hỗ trợ sự cố đi lại
- Chi trả đến 2 triệu đồng cho mỗi 8 tiếng mà hãng vận tải công cộng xuất phát chậm. Mức thanh toán tối đa cho mục này là 20 triệu đồng
- Chi trả đến 4 triệu đồng cho chi phí mua gấp các vật dụng cần thiết nếu hành lý bị đến chậm ít nhất 8 tiếng
- Thanh toán đến 60 triệu đồng cho phí xin cấp lại hộ chiếu và chi phí ăn ở, đi lại phát sinh trong quá trình làm hộ chiếu mới
- Bồi thường đến 50 triệu đồng trong trường hợp hành lý, tư trang bị mất hoặc hư hỏng trong chuyến đi
Đặc biệt, Bảo hiểm Du học Bảo Việt giữ nguyên các quyền lợi của khách hàng trong trường hợp khủng bố. Bên cạnh đó, chương trình này có bảo hiểm thẻ tín dụng cho khách hàng (hoàn trả các khoản giao dịch trái phép phát sinh khi thẻ bị thất lạc, mất cắp) với hạn mức bồi thường là 10 triệu đồng.
Giáo dục – Đào tạo:
Trải rộng khắp nước Đức là một hệ thống trường đại học có thể đáp ứng được nguyện vọng và sở thích của mọi đối tượng với 376 trường đại học. Các ngành học khá đa dạng từ khoa học ngôn ngữ, khoa học truyền thông và văn hóa, luật, kinh tế, xã hội học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh, thiết kế cho đến y học, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài chính và dinh dưỡng học. Riêng trong ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các trường đại học tổng hợp định hướng mạnh mẽ đến các ngành kỹ thuật đã liên kết lại thành nhóm TU9. Đây là nhóm trường nghiên cứu hàng đầu của Đức có các ngành đào tạo về toán học, tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Chi phí sinh hoạt:
Mức chi phí sinh hoạt tại Đức được coi là thấp so với các nước Châu Âu khác. Các bạn sinh viên chỉ cần khoảng 750 – 850 EUR/tháng cho sinh hoạt tại các thành phố lớn, và thấp hơn với các khu vực khác. Chi phí trung bình ở mức như sau:
Khoản chi |
Chi phí |
Nhà ở (bao gồm điện, nước,…) |
260 – 300 EUR |
Ăn uống |
150 – 170 EUR |
Quần áo, trang phục |
40 – 60 EUR |
Đi lại |
70 – 90 EUR |
Điện thoại, Internet, TV |
30 – 40 EUR |
Giải trí |
50 – 80 EUR |
Bảo hiểm y tế, thuốc men,… |
50 – 60 EUR |
Sách vở, tài liệu |
20 – 40 EUR |
Tổng |
670 – 840 EUR |
Cơ hội làm thêm:
Sinh viên quốc tế tại Đức được phép đi làm thêm với tổng thời gian 120 ngày/năm. Nếu bạn muốn làm nhiều hơn số thời gian này, bạn sẽ phải xin Giấy phép làm việc (work permit), nhưng việc xin giấy phép không hề đơn giản. Các công việc sinh viên thường làm là bồi bàn trong nhà hàng/ quán café, làm móng, trông hiệu sách/cửa hàng, làm việc trong nông trại,… Để xin được việc làm một cách thuận lợi, các bạn nên cố gắng phát triển khả năng giao tiếp tiếng Đức của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN