Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư – công chứng

Theo quy định của Pháp luật Nhà nước Việt Nam, có 9 loại nghành nghề sau đây bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bao gồm:

1. Tổ chức hành nghề luật sư

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

4. Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng

5. Công ty chứng khoán

6. Công ty quản lý quỹ

7. Doanh nghiệp thẩm định giá

8. Tổ chức hành nghề công chứng

9. Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Theo đó, 2 nghành nghề Luật sư và Công chứng thuộc diện những nghành nghề phải tham gia bảo hiểm. Cả 2 loại nghề nghiệp này có khá nhiều điểm tương đồng nhau về cách thức triển khai công việc cũng như các rủi ro, tai nạn trong nghề nghiệp. Vì vây, trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Loại hình bảo hiểm trách nhiệm cho nghề nghiệp Luật sư đang được triển khai tại Bảo hiểm Bảo Việt.

Theo quy định tại Luật luật sư 2006 và Luật luật sư sửa đổi 2012, tổ chức hành nghề luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại tổ chức của mình. Vậy bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư hay còn gọi là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm là loại bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Trong thực tiễn hành nghề luật sư, đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế, nhu cầu về việc luật sư có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng khi luật sư tư vấn sai, sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất phạm phải, mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, tạo được sự tin cậy nơi khách hàng đến nhờ tư vấn.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Các điều khoản, hạn mức trách nhiệm, các điểm loại trừ và các điều kiện khác được quy định trong Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm và trên cơ sở người được bảo hiểm đã nộp đủ tiền bảo hiểm.

Các khoản chi phí người được bảo hiểm đã chi ra với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm để biện hộ và/hoặc giải quyết bồi thường.

Các trường hợp được coi là sự kiện phát sinh trách nhiệm của Công ty bảo hiểm chi trả các khoản bồi thường cho người được bảo hiểm, có thể bao gồm:

– Trách nhiệm pháp lý phát sinh vì những điều lăng mạ hoặc vu khống do những văn bản hoặc lời nói của người được bảo hiểm, hoặc nhân viên của người được bảo hiểm.

– Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ sự kiện mất mát, bị tịch thu hoặc bị hư hỏng đối với các tài liệu1 thuộc quyền nắm giữ hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm hoặc từ bất kỳ một cơ sở hoạt động nào; hoặc đang trong quá trình chuyển giao cho người nhận hay người đại diện của họ ở bất kỳ nơi nào bằng con đường bưu điện.

Trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Các khiếu nại về những tổn thất có hậu quả khác nhau xuất phát từ một hành động sơ suất, thiếu sót hoặc nhầm lẫn, nhưng sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường cho bất kỳ khiếu nại nào phát sinh từ:

– Hành động bất cẩn, sai sót hoặc khinh suất liên quan đến công việc, nghiệp vụ thực hiện vượt quá khả năng chuyên môn của một luật sư theo quy định của pháp luật và các quy tắc đạo lý;

– Sự sắp xếp hoặc khuyến nghị- cho dù có lý do hay không- liên quan đến bất động sản, các vấn đề tài chính và thương mại, trách nhiệm bảo hiểm sẽ không được áp dụng nếu khiếu nại bồi thường phát sinh từ lời khuyên sai lầm về các vấn đề liên quan đến thuế;

– Hiểu sai hoặc ứng dụng sai hoặc không tuân thủ các quy định pháp chế của nước ngoài;

– Sai phạm hoặc vi phạm trách nhiệm liên quan đến việc quản lý sổ sách, kế toán hoặc chuyển giao tài chính hoặc hành vi tham ô của nhân viên do người bảo hiểm được thuê mướn;

– Các khiếu nại bồi thường phát sinh từ các hoạt động của người được bảo hiểm với tư cách người đứng đầu hoặc thành viên hoặc chuyên viên pháp chế của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty tư nhân, câu lạc bộ, hiệp hội;

– Phỉ báng hoặc vu cáo;

– Hành vi bất cẩn, sai sót hoặc khinh suất của người được bảo hiểm khi mua hoặc duy trì hợp đồng bảo hiểm;

– Người được bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản;

– Đánh mất tài liệu (chứa đựng bất cứ nội dung nào) tự viết, in ấn hoặc sao chép bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc thông tin điện tử hoặc lưu trữ trong máy vi tính hoặc tài liệu bị đánh mất, để thất lạc hoặc bị tiêu huỷ trong khi được giao phó, hoặc trong phạm vi quản lý, trông nom hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm;

– Hành vi chủ ý, ác tâm, không trung thực hoặc trái luật của người được bảo hiểm hoặc nhân viên của người được bảo hiểm;

– Thương tật, thiệt hại tài sản hoặc tổn thất mang tính hậu quả của các hành động trên;

– Tổn thất tài chính trực tiếp, gián tiếp hoặc được xem là gây ra bởi hoặc được quy cho, hoặc phát sinh từ việc ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc đất;

– Hậu quả của chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, khủng bố, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy hoặc đảo chính;

– Thiệt hại do bị phạt, trừng phạt hoặc cảnh cáo hoặc các thiệt hại khác phát sinh do tăng thiệt hại bồi thường;

– Trách nhiệm người được bảo hiểm phải gánh chịu theo hợp đồng hoặc các thoả thuận khác (kể cả cam kết hoặc bảo đảm được quy định rõ ràng hoặc ngụ ý), trừ khi trách nhiệm này được gán cho không có quy định trong hợp đồng hoặc thoả thuận;

– Các khiếu nại bồi thường giữa những người được bảo hiểm theo quy định trong đơn bảo hiểm hoặc bởi bất kỳ bên nào trực tiếp hoặc gián tiếp được sở hữu, kiểm soát, điều hành hoặc quản lý bởi người được bảo hiểm, trong đó người được bảo hiểm là một đối tác, cố vấn hoặc nhân viên hoặc là thành viên gia đình (kể cả chồng/vợ…)

Mức phí bảo hiểm

Hiện chỉ có một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép kinh doanh loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, như tại Tp.HCM có 23 doanh nghiệp, tại Hà Nội có 07 doanh nghiệp…theo hướng dẫn tại Công văn 3103/BTP-BTTP năm 2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư

Để được tư vấn cụ thể hơn về Thủ tục tham gia bảo hiểm cũng như điều kiện tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Luật sư – Công chứng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline trên website baohiembaoviet.com hoặc nhấn vào nút đăng ký và điền thông tin theo hướng dẫn để được các chuyên viên kinh nghiệm, tận tâm của Bảo hiểm Bảo Việt liên hệ lại tư vấn giúp quý vị! 

Hotline Bảo hiểm Bảo Việt

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút







Liên hệ tư vấn