Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế đối với Nhà thầu tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng là bảo hiểm bắt buộc đã được Pháp luật quy định
Mục lục bài viết
- 1. Nghề nghiệp tư vấn thiết kế là gì?
- 2. Tại sao cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
- 3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế có bắt buộc phải mua không?
- 4. Các yêu cầu cụ thể đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
- 5. Thủ tục tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn, thiết kế
- 6. Tải về tài liệu liên quan
1. Nghề nghiệp tư vấn thiết kế là gì?
Nghề nghiệp tư vấn thiết kế hay còn được gọi đầy đủ là nghề nghiệp kỹ sư tư vấn thiết kế. Trong đó, các kỹ sư thiết lập, tính toán, vẽ ra các nguyên lý và kết cấu, chi tiết của máy móc hay công trình, thể hiện qua các tài liệu thiết kế (bao gồm các bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu và các tài liệu thể hiện khác). Công việc của họ sẽ là tiền đề cho các kỹ sư thi công tạo ra các sản phẩm hoàn thiện cho các ngành nghề khác nhau.
Yêu cầu chung đối với nghề nghiệp của người kỹ sư tư vấn thiết kế đó là đòi hỏi tính cần cù, tỷ mỉ, chính xác trong công việc, vì chỉ cần một phút lơ là, hay một chi tiết rất nhỏ mắc sai sót, cũng có thể gây hậu quả lớn đối với thành phẩm sau này. Bên cạnh đó, nghành nghề tư vấn thiết kế cũng cần có tính sáng tạo, có khả năng tưởng tượng tốt và một kiến thức tổng quan về xã hội thật vững vàng. Kỹ sư tư vấn thiết kế phải nắm chắc chuyên môn, am hiểu thi công, am hiểu thiết kế, biết cách quản lý dự án và tính toán trên các hạng mục, đồng thời cũng phải có kiến thức về Luật pháp. Ngoài ra, khả năng giao tiếp, thuyết trình trôi chảy, có tính thuyết phục cao cũng là yêu cầu khá quan trọng, giúp họ thuyết phục được nhà đầu tư tin tưởng vào bản vẽ và dự án thiết kế mà mình dày công sáng tạo
2. Tại sao cần tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
Một công việc do con người đảm nhận thì không thể đảm bảo là không bao giờ có sai sót. Trong công việc tư vấn thiết kế cho dự án xây dựng dân dụng, dự án xây dựng giao thông, dự án quy hoạch đô thị hay bất kỳ dự án nào vậy, không thể tránh khỏi những sai sót không mong muốn của người kỹ sư tư vấn thiết kế. Chỉ có điều rằng, đối với những sai sót đó thì mức độ nặng nhẹ, đến đâu, khả năng khắc phục, sửa chữa sai sót trong nghề tư vấn thiết kế như thế nào mà thôi. Đối với những sai sót nhỏ, dễ dàng khắc phục được thì không gây nguy hại lắm. Tuy nhiên, có những sai sót gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng về tài sản, chưa kể có thể gây nguy hại cả về sức khỏe, tính mạng con người. Ví dụ như một kỹ sư tư vấn thiết kế xây dựng một tòa nhà chung cư cao 35 tầng. Khi xây được 30 tầng thì phát hiện có sai sót về thiết kế phần móng nhà cần phải xây dựng lại tòa nhà từ đầu. Như vậy trường hợp này, chi phí để khắc phục hậu quả trả giá bằng giá trị xây dựng 30 tầng. Nếu không may hơn nữa, tòa nhà có thể sập từ khi chưa phát hiện ra sai sót về thiết kế phần móng này.
Từ những vấn đề đã nêu, chúng ta có thể thấy rằng, nghành nghề tư vấn thiết kế cũng tiềm ẩn những trách nhiệm rất lớn khi không may có sai sót, bất cẩn trong nghề nghiệp. Không phải khi nào đội ngũ tư vấn thiết kế cũng sẵn sàng có khả năng khắc phục hậu quả khi mà tổn thất về tài sản quá lớn. Chính vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế đã ra đời để thay mặt cho những người làm nghề tư vấn thiết kế chi trả cho những khoản tiền khắc phục hậu quả thuộc trách nhiệm nghề nghiệp của họ gây ra. Điều này vừa đảm bảo an toàn về nghề nghiệp cho các kỹ sư tư vấn thiết kế vừa đảm bảo cho dự án, công trình không bị đổ bể do vượt quá khả năng khắc phục của kỹ sư tư vấn thiết kế
3. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế có bắt buộc phải mua không?
Theo các văn bản pháp luật hiện nay thì Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn, thiết kế là loại hình bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư, xây dựng. Cụ thể, theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội ban hành năm 2014 có quy định tại Điều 9: Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, mục 2 có ghi rõ Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau: “Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;”
Tiếp theo đó, ngày 13/11/2015 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP – Quy định các loại hình bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nghị định đã nêu rõ: Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
4. Các yêu cầu cụ thể đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế
Nghị định 119/NĐ-CP quy định chi tiết các tiêu chí về thời hạn bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm trách nhiệm tư vấn để các nhà thầu tư vấn có cơ sở thực hiện
– Về thời hạn bảo hiểm: Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định Pháp luật
– Về phạm vi bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các khoản tổn thất của bên thứ ba và các chi phí liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất có quy định trong điều khoản loại trừ sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
d) Tổn thất mang tính thảm họa;
e) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
– Về số tiền bảo hiểm: Là hạn mức bồi thường tối đa mà Công ty bảo hiểm có trách nhiệm chi trả đối với các tổn thất phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng phải bằng giá trị hợp đồng tư vấn thiết kế
5. Thủ tục tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn, thiết kế
Công việc tư vấn thiết kế có tính chuyên môn đặc thù rất cao và phức tạp. Do vậy, bảo hiểm trách nhiệm cho nghề nghiệp này cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty bảo hiểm và đơn vị nhà thầu tư vấn. Các công việc cần phối hợp bao gồm việc cung cấp thông tin, tìm hiểu chính xác về đặc điểm công việc và nhu cầu tham gia bảo hiểm để từ đó Công ty bảo hiểm có cơ sở xây dựng chương trình bảo hiểm phù hợp nhất, đáp ứng đúng yêu cầu từ nhà thầu với mức phí tiết kiệm nhất cho nhà thầu tư vấn
Khi tham gia bảo hiểm tại Bảo hiểm Bảo Việt, Quý khách hàng sẽ được các chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực xây dựng và luật pháp. Nhờ đó, việc tham gia bảo hiểm từ rất phức tạp sẽ trở lên đơn giản hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức cho đơn vị nhà thầu. Bảo hiểm Bảo Việt còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí phải bỏ ra để tham gia bảo hiểm nhờ việc Bảo Việt sẽ xây dựng gói bảo hiểm vừa đủ đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước cũng như của Chủ đầu tư, tiết giảm những quyền lợi không cần thiết hoặc không liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Nhà thầu để hạ mức phí xuống mức thấp nhất.
Để được tư vấn về thủ tục tham gia bảo hiểm, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline trên website: baohiembaoviet.com hoặc nhấn nút đăng ký
và để lại một số thông tin cơ bản để chúng tôi chủ động gọi lại tư vấn.
Một số thông tin cơ bản Nhà thầu tư vấn cần chuẩn bị khi tham gia bảo hiểm bao gồm:
1/ Bản scan Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
2/ Địa chỉ của các chi nhánh (nếu có)?
3/ Bằng cấp và số năm kinh nghiệm của Người đại diện doanh nghiệp?
4/ Số lượng các chuyên gia/ kỹ sư tham gia dự án?
– Ban giám đốc, lãnh đạo công ty
– Chuyên gia
– Kiến trúc sư
– Kỹ sư giám sát
– Kỹ sư thiết kế
5/ Công ty có giao bớt việc cho nhà thầu khác không? Nếu có thì thầu khác chiếm bao nhiêu % phí tư vấn?
6/ Công ty có vốn góp với Chủ đầu tư (hoặc ngược lại) không?
7/ Ngày dự kiến bắt đầu công việc
8/ Tên của dự án xây dựng mà nhà thầu đang thực hiện tư vấn?
9/ Kể tên một vài dự án đã thực hiện trong vòng 5 năm gần đây?
6. Tải về tài liệu liên quan
1/ Luật xây dựng năm 2014 của Quốc Hội
2/ Nghị định 119 năm 2015 của Chính Phủ
3/ Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm kỹ sư tư vấn thiết kế
3/ Giấy yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm kỹ sư tư vấn thiết kế
BÀI VIẾT LIÊN QUAN