Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật áp dụng theo bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt

tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật

Đối với loại hình bảo hiểm tai nạn con người, khi khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ được bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm với các điều kiện sau:

1. Điều kiện được hưởng bảo hiểm tai nạn.

Rủi ro của người lao động được hưởng bảo hiểm tai nạn khi có đủ các điều kiện như sau:

– Khi người lao động chết hoặc bị thương tật về thân thể do tai nạn hay là do người được bảo hiểm có những hành động để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước hoặc của nhân dân, hay có tham gia vào việc chống các hành động phạm pháp.

– Người được bảo hiểm tham gia vào các cuộc thi đấu có mang tính chất chuyên nghiệp cần kỹ thuật như là bóng đá, đua xe, đua ngựa, leo núi, lướt ván, đấm bốc hoặc đua thuyền, có thể là đi khảo sát, thám hiểm thì khi có xảy ra tai nạn người được bảo hiểm chỉ được bảo hiểm với điều kiện là họ đã yêu cầu và đóng thêm phí bảo hiểm, được chấp nhận bằng văn bản. 

– Đặc biệt là bảo hiểm tai nạn này sẽ có hiệu lực ngay sau khi người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo quy định.

2. Nguyên tắc chi trả tiền bảo hiểm:

Nếu người được bảo hiểm tham gia gói bảo hiểm cơ bản (Số tiền bảo hiểm từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ), người được bảo hiểm sẽ được chi trả số tiền bồi thương theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật dưới đây

Quyền lợi                                                                                                                  Tỷ lệ trả tiền

2.1. Chết

Chi trả  100%

2.2. Thương tật toàn bộ vĩnh viễn

Mất hoặc mù hoàn toàn 2 mắt——————————————————————- 100%

Rối loạn tâm thần hoàn toàn không thể chữa được———————————————- 100%

Hỏng toàn bộ chức năng nhai và nói————————————————————- 100%

Mất hoặc liệt hoàn toàn 2 tay (từ vai hoặc khuỷu xuống) Hoặc 2 chân (từ hông hoặc đầu gối xuống)——————————————————- 100%

Mất cả hai bàn tay hoặc hai bàn chân hoặc mất một cánh tay hoặc một bàn chân hoặc mất một cánh tay và một cẳng chân hoặc một bàn tay và một cẳng chân hoặc một bàn tay và một bàn chân————– 100%

Mất hoàn toàn khả năng lao động mà không thể làm bất cứ việc gì (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn)—————————————– 100%

Cắt toàn bộ một bên phổi và một phần phổi bên kia——————————————— 100%

2.3. Thương tật bộ phận vĩnh viễn

2.3.1. CHI TRÊN

Mất một cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai)———————————————– 75-85%

Cắt cụt cánh tay từ dưới vai xuống———————————————————— 70-80%

Cắt cụt một cánh tay từ khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu)————————————- 65-75%

Mất trọn một bàn tay hoặc toàn bộ cả 5 ngón tay——————————————— 60-70%

Mất đồng thời cả bốn ngón tay của một bàn tay———————————————- 40-50%

Mất đồng thời cả ngón cái và ngón trỏ——————————————————– 35-45%

Mất 3 ngón: 3 – 4 – 5————————————————————————— 30-35%

Mất ngón cái và 2 ngón khác—————————————————————— 35-40%

Mất ngón cái và một ngón khác————————————————————- —30-35%

Mất ngón trỏ và hai ngón khác—————————————————————- 35-40%

Mất ngón trỏ và một ngón giữa—————————————————————- 30-35%

Mất trọn ngón cái và đốt bàn—————————————————————— 25-30%

Mất trọn ngón cái——————————————————————————- 20-25%

Mất cả đốt ngoài——————————————————————————– 10-15%

Mất nửa đốt ngoài—————————————————————————— 07-10%

Mất ngón trỏ và đốt bàn———————————————————————– 20-25%

Mất ngón trỏ———————————————————————————— 18-22%

Mất hai đốt 2 và 3—————————————————————————— 10-12%

Mất đốt 2————————————————————————————— 08-10%

Mất trọn ngón giữa hoặc ngón nhẫn

(bao gồm cả đốt bàn)————————————————————————— 18-22%

Mất trọn ngón giữa hoặc ngón nhẫn———————————————————— 15-18%

Mất hai đốt 2 và 3—————————————————————————— 08-12%

Mất đốt 2————————————————————————————— 04-07%

Mất cả ngón út và đốt bàn——————————————————————— 15-20%

Mất cả ngón út———————————————————————————- 10-15%

Mất hai đốt 2 và 3—————————————————————————— 08-10%

Mất đốt 2————————————————————————————— 04-07%

Cứng khớp bả vai—————————————————————————— 30-40%

Cứng khớp khuỷu tay————————————————————————– 25-35%

Cứng khớp cổ tay—————————————————————————— 20-30%

Gãy tay can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3cm và chức năng quay sấp ngửa hạn chế hoặc tạo thành khớp giả—————————————————————————————- 25-35%

2.3.2. CHI DƯỚI

Mất một chân từ háng xuống (tháo khớp không một đùi)————————————- 75-85%

Cắt cụt một đùi

1/3 trên—————————————————————————————— 70-80%

1/3 giữa hoặc dưới—————————————————————————— 55-75%

Cắt cụt một chân từ gối xuống (tháo khớp gối)———————————————– 60-70%

Tháo khớp cổ chân hoặc mất một bàn chân————————————————— 55-65%

Mất xương sên——————————————————————————— 35-40%

Mất xương gót——————————————————————————— 35-45%

Mất đoạn xương chày, mác gây khớp giả cẳng chân—————————————— 35-45%

Mất đoạn xương mác————————————————————————– 20-30%

Mất mắt cá chân: Mắt cá ngoài—————————————————————- 10-15%

Mắt cá trong——————————————————————– 15-20%

Mất cả 5 ngón chân—————————————————————————- 45-55%

Mất 4 ngón chân bao gồm cả ngón cái——————————————————— 38-48%

Mất bốn ngón trừ ngón cái——————————————————————— 35-45%

Mất ba ngón 3 – 4 – 5 ————————————————————————- 25-30%

Mất ba ngón 1 – 2 – 3————————————————————————– 30-35%

Mất một ngón cái và ngón 2——————————————————————- 20-25%

Mất một ngón cái—————————————————————————— 15-20%

Mất một ngón ngoài ngón cái—————————————————————— 10-15%

Mất một đốt ngón cái————————————————————————– 08-12%

Cứng khớp hông——————————————————————————- 45-55%

Cứng khớp gối——————————————————————————— 30-40%

Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi ——— 45-55%

Gãy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi

Ít nhất 5 cm————————————————————————————- 40-45%

Từ 3 đến 5 cm———————————————————————————– 35-40%

Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài———————————————– 35-45%

Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong———————————————– 25-35%

2.3.3. CỘT SỐNG

Cắt bỏ cung sau của một đốt sống————————————————————- 35-40%

của 2 – 3 đốt sống trở lên—————————————————- 45-60%

2.3.4. SỌ NÃO

Khuyết xương sọ (chưa có biểu hiện thần kinh, tâm thần) gây ra đau đầu kéo dài———– 35-45%

2.3.5. LỒNG NGỰC

Cắt bỏ 1 -2 xương sườn———————————————————————– 15-20%

Cắt bỏ từ 3 xương sườn trở lên—————————————————————- 25-35%

Cắt bỏ đoạn mỗi xương sườn—————————————————————— 08-10%

Cắt toàn bộ một bên phổi———————————————————————- 70-80%

Cắt nhiều thùy phổi ở 2 bên, DTS giảm trên 50%——————————————— 65-75%

Cắt nhiều thùy phổi ở 2 bên——————————————————————- 50-60%

Cắt một thùy phổi—————————————————————————— 35-45%

2.3.6. BỤNG

Cắt toàn bộ dạ dày—————————————————————————– 75-85%

Cắt đoạn dạ dày——————————————————————————- 50-60%

Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 m)——————————————————- 75-85%

Cắt đoạn ruột non—————————————————————————— 40-50%

Cắt toàn bộ đại tràng————————————————————————— 75-85%

Cắt đoạn đại tràng—————————————————————————– 50-60%

Cắt bỏ gan phải Quy tắc thuần—————————————————————- 70-80%

Cắt bỏ gan trái Quy tắc thuần—————————————————————– 60-70%

Cắt phần thùy gan, tùy vị trí, số lượng và kết quả phẫu thuật——————————— 40-60%

Cắt bỏ túi mật———————————————————————————- 45-55%

Cắt bỏ lá lách———————————————————————————- 40-50%

Cắt bỏ đuôi tụy, lách————————————————————————— 60-70%

CƠ QUAN TIẾT NIỆU, SINH DỤC

Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường—————————————————- 50-60%

Cắt bỏ một thận, thận còn lại bị thương hoặc bệnh lý—————————————– 70-80%

Cắt một phần thận trái hoặc phải————————————————————– 30-40%

Cắt một phần bàng quang———————————————————————- 27-35%

Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người:

Dưới 55 tuổi chưa có con———————————————————————– 70-80%

Dưới 55 tuổi đã có con————————————————————————- 55-65%

Trên 55 tuổi————————————————————————————- 35-40%

Cắt bỏ dạ con và buồng trứng ở người:

Dưới 45 tuổi chưa có con———————————————————————– 60-70%

Dưới 45 tuổi đã có con————————————————————————- 30-40%

Trên 45 tuổi————————————————————————————- 25-30%

Cắt vú ở nữ:

Dưới 45 tuổi: một bên————————————————————————– 20-30%

hai bên————————————————————————– 45-55%

Trên 45 tuổi:  một bên————————————————————————– 15-30%

hai bên————————————————————————– 30-40%

2.3.7. MẮT

Mất hoặc mù hoàn toàn một mắt

Không lắp được mắt giả———————————————————————— 55-65%

Lắp được mắt giả——————————————————————————- 50-60%

Mất hoặc mù hoàn toàn một mắt nhưng trước khi xảy ra tai nạn này đã mất hoặc mù một mắt rồi——————- 80-90%

2.3.8. TAI – MŨI – HỌNG

Điếc 2 tai, hoàn toàn không phục hồi được—————————————————- 75-85%

Nặng (nói to hoặc thét vào tai người nghe)—————————————————- 60-70%

Vừa (nói to 1-2m vẫn có khả năng nghe)——————————————————- 35-45%

Nhẹ (nói to 2-4m vẫn có khả năng nghe)——————————————————- 15-20%

Điếc một tai, hoàn toàn không phục hồi được————————————————- 30-40%

Vừa——————————————————————————————— 15-20%

Nhẹ——————————————————————————————— 08-15%

Mất vành tai hai bên————————————————————————— 20-40%

Mất vành tai một bên————————————————————————– 10-25%

Mất mũi, biến dạng mũi———————————————————————— 18-40%

2.3.9. MẶT

Mất toàn bộ xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống

Khác bên—————————————————————————————- 80-90%

Cùng bên—————————————————————————————- 70-80%

Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới——————————————————- 70-80%

Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ 1/3 đến 1/2 bị mất từ cành cao trở xuống 35-45%

Mất răng: trên 6 cái không lắp được răng giả————————————————– 30-40%

Từ 5 – 7 răng———————————————————————————— 15-25%

Mất 3/4 lưỡi, còn gốc lưỡi——————————————————————— 75-85%

Mất 2/3 lưỡi từ đầu lưỡi———————————————————————– 50-60%

Mất 1/3 lưỡi ảnh hưởng đến phát âm———————————————————- 15-25%

Mất một phần nhỏ lưỡi (dưới 1/3) ảnh hưởng đến phát âm———————————– 10-15%

3. Nguyên tắc chi trả tiền theo thương tật

+ Nếu người được bảo hiểm tham gia gói bảo hiểm cơ bản (Số tiền bảo hiểm dưới 30.000.000đ), thì bảo hiểm sẽ chi trả theo tỷ lệ thương tật thực tế. Giả sử tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm (STBH) là 20.000.000đ, khi không may gặp tai nạn dẫn tới hậu quả mất trọn 1 ngón cái. Áp dụng theo tỷ lệ thương tật 20%-25%, người được bảo hiểm được chi trả tiền bồi thường tương ứng với 25% STBH = 5.000.000đ

+ Nếu người được bảo hiểm tham gia gói bảo hiểm đặc biệt (Số tiền bảo hiểm từ trên 30.000.000đ đến 100.000.000đ) thì sẽ được Bảo hiểm Bảo Việt thanh toán toàn bộ khoản chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh, y tế thực tế phát sinh của người được bảo hiểm. Mức chi phí này tối đa không được vượt quá tỷ lệ áp dụng cho trường hợp thương tật này. Nếu còn vướng mắc về các điều khoản của Bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt, bạn có thể gọi ngay Hotline trên website: baohiembaoviet.com để được hỗ trợ tận tình

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút

PHÒNG BẢO HIỂM BẢO VIỆT TRỰC TUYẾN

- Văn phòng Hà Nội: 0979.216.616

- Văn phòng TP.HCM: 0976.100.778

- Hỗ trợ chung Toàn Quốc: 0968.000.448


ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm. Tôi rất mong với vốn kiến thức của mình sẽ làm hài lòng quý khách! Vui lòng điền thông tin và gửi yêu cầu tư vấn, chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 5 phút







Liên hệ tư vấn